Tên sông, tên đất, tên người
Người đăng tin: Test Test Ngày đăng tin: 16/10/2014 Lượt xem: 713

Do địa thế trên bến dưới thuyền sầm uất một thời, vùng đất Cẩm Lệ đã sớm được khách thương hồ nhiều nơi dọc theo sông nước đến bán buôn, trao đổi hàng hóa. Từ đó, địa danh Cẩm Lệ không chỉ đi vào thơ ca dân gian mà còn được chính sử ghi nhận như một thế đất quan yếu đóng góp vào sự trù phú, thịnh vượng chung của cả vùng.


Địa danh Cẩm Lệ

nbsp;

Sáchnbsp;Đại Nam nhất thống chínbsp;có chép về núi Cẩm Lệ và sông Cẩm Lệ ở hai huyện Diên Phước và Hòa Vang. Trước khi quận Cẩm Lệ được thành lập, địa danh Cẩm Lệ hầu như rất ít xuất hiện trong các văn bản hành chính hiện hành, ngoài hai tên gọi về chợ và cầu đã được trùng tu, xây dựng.

nbsp;

Làng Cẩm Lệ và Phong Lệ có cùng một cách chia tách và gọi tên mới, khi sự bồi lở dòng sông đi qua giữa làng làm ngăn cách đôi bờ. Cẩm Lệ Nam, Cẩm Lệ Bắc, Phong Lệ Nam, Phong Lệ Bắc, dần dà, các địa danh này được tỉnh lược thành Cẩm Nam, Cẩm Bắc và Phong Nam, Phong Bắc như hiện nay. Có điều, tuy con sông đi qua cả hai làng Cẩm Lệ và Phong Lệ, nhưng chỉ có Cẩm Lệ được đặt tên sông và đi vào sử sách. Vì sao? Sự phồn thịnh của vùng đất đã làm cho địa danh nổi tiếng.

nbsp;

Được lợi thế từ giao điểm của đường sông và đường bộ (trước năm 1962, quốc lộ 1A còn đi qua làng Cẩm Lệ, nay là đường Ông Ích Đường), nơi này một thời tấp nập cảnh trên bến dưới thuyền, bán buôn sầm uất, thổ sản khắp miền xuôi ngược đều quy tụ về chợ Cẩm Lệ, trước khi xuôi dòng sông xuống chợ Hàn. Ngày trước, so với Miếu Bông, Thanh Quýt thì Cẩm Lệ phồn thịnh hơn nhiều, nhờ ngôi chợ khá rộng và cách không xa Đà Nẵng bao nhiêu.

nbsp;

Các công trình kiến trúc phía tả ngạn sông Cẩm Lệ đã làm nên một trong những điểm nhấn của quận. Ảnh: V.T.L

Địa danh Cẩm Lệ có từ lúc nào? Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe, người Cẩm Lệ nay còn truyền rằng dưới triều vua Trần Dụ Tông có tướng quân Cẩm Ba Hầu người họ Phan cùng đoàn quân của Đại Việt vào Nam khai phá đất đai, bị chết bên sông vào năm Đinh Mùi 1367. Từ đó, sông được người Việt xưa đặt tên là Cẩm Giang, đến triều vua Lê Thánh Tông (Canh Thìn 1470) thì đổi thành Cẩm Giang Lệ Thủy. Đến nay tên gọi Cẩm Lệ không tồn tại như ý nghĩa ban đầu mà đã được dùng phổ biến chỉ vùng đất tả ngạn con sông cùng tên và gắn liền với đặc sản ở đây là thuốc lá Cẩm Lệ.

nbsp;

Đặc sản Cẩm Lệ

Thơ ca dân gian Quảng Nam có một bài giới thiệu tổng quát về vùng đất từ phía Nam đèo Hải Vân chạy vô tới tả ngạn sông Thu Bồn, trong đó "điểm mặt" một số địa danh trong vùng. Đó là những nơi đã xuất hiện các sự kiện về lịch sử, văn hóa, thổ sản... góp phần hình thành nên bản sắc riêng của cả một vùng đất. Chúng ta hãy thử lướt qua:

nbsp;

Kể từ Đồn Nhứt kể vô/ Liên Chiểu, Thủy Tú, Nam Ô, xuống Hàn/ Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang/ Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra/ Ngó lên chợ Tổng bao xa/ Bước qua Phú Thượng, Ðại La, Cồn Dầu/ Cẩm Sa, Chợ Vãi, Câu Lâu/ Ngó lên đường cái, thấy cầu Giáp Năm/ Bây chừ thiếp viếng, chàng thăm/ Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ.

nbsp;

Nếu Quán Cái hay Quảng Cái (nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) có chợ Quán Cái và nghề chạm khắc đá nổi tiếng gần xa thì chợ Tổng ở làng An Ngãi (nay thuộc xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) tấp nập một thời với nhiều thổ sản, trong đó có chè trồng ở Phú Thượng, Đại La. Khi nhắc đến:nbsp;"Nước mắm Nam Ô, cá rô Bàu Nghè, chè Phú Thượng"nbsp;là dân gian đã "đóng dấu thương hiệu" cho những sản vật kết tinh từ tinh ba tú khí của đất trời và sự cần mẫn lao động của con người. Cẩm Lệ, vùng đất nằm bên con sông cùng tên, cũng đã được dân gian ghi nhận như thế:nbsp;Thanh Hà vẫn gạch bát nồi/ Thuốc thơm Cẩm Lệ mấy đời lừng danh.

Thuốc lá Cẩm Lệ vào Nam ra Bắc một thời "lừng danh" khắp nước, đó là điều không phải bàn cãi. Nhờ đặc sản thuốc lá mà Cẩm Lệ đã trở thành một địa danh nổi tiếng cả nước của tỉnh Quảng Nam xưa. Tuy nhiên, đến nay việc chế biến loại thuốc lá đặc biệt này gần chỉ còn cầm chừng để phục vụ nhu cầu cho một số ít những người lớn tuổi.

nbsp;

Hiện nay, nói về đặc sản Cẩm Lệ, có thể kể đến bánh tráng cuốn thịt heo ở Khuê Trung nổi tiếng với quán Mậu và bánh khô mè Cẩm Lệ với thương hiệu Bà Liễu. Đây là hai đặc sản địa phương đã góp phần đưa "tên tuổi" Cẩm Lệ đi khắp nơi.

nbsp;

Danh tướng người Cẩm Lệ

Năm 1858, khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến đánh Đà Nẵng, Cẩm Lệ là một trong những phòng tuyến quan trọng của quân ta trong hệ thống trường lũy kéo dài phía Tây núi Phước Tường đến tận sông Hàn. Trong gần hai năm kháng chiến chống ngoại xâm, quân dân ta đã phải chịu nhiều mất mát hy sinh, hài cốt các tướng sĩ vị quốc vong thân được quy tập vào các Nghĩa trủng Hòa Vang và Phước Ninh. Sau hai lần di dời, Nghĩa trủng Hòa Vang hiện tọa lạc tại khu vực Bình Hòa 1, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

nbsp;

Một trong những người con của đất Hòa Vang xưa có công lớn trong cuộc chiến không cân sức này là danh tướng Ông Ích Khiêm. Ông người làng Phong Lệ, nay gọi theo đơn vị hành chính mới là khu vực Phong Bắc, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ. Trên bước đường hoạn lộ, lúc bị cách chức, ông quay về quê nhà vận động đồng bào đắp đập lấy nước, đắp đường để mở mang nông nghiệp. Hiện nay, tại lăng mộ ông ở Phong Bắc, có câu đối tôn vinh công đức, tài năng, phẩm hạnh của ông:nbsp;Lệ thủy ba trừng long củng phục/ Hành sơn vân tập hổ lai triều, tạm dịch: Sông Cẩm Lệ sóng rền, rồng thiêng quy phục/ Núi Ngũ Hành mây tụ, cọp dữ về chầu.

nbsp;

Với Cẩm Lệ, tên sông, tên đất, tên người đã hòa quyện thành một ấn tích lịch sử - văn hóa trong cái nôi chung của đất và người Đà Nẵng.

VĂN THÀNH LÊ

(Theo Báo Đà Nẵng)

nbsp;


Quản lý video Quản lý video

// ]]>
Chung nhan Tin Nhiem Mang