Để Đình làng không còn là cổ tích
Người đăng tin: Test Test Ngày đăng tin: 11/02/2015 Lượt xem: 272

Đình làng, cái tên gọi thân thuộc nhưng mang đầy ý nghĩa của các thế hệ người Việt Nam. Từ lâu, Đình làng trở thành trung tâm tế tự tập thể, nơi hội tụ toả chiếu sức mạnh linh thiêng, huyền bí, cứ ngấm vào tâm hồn con người qua các thế hệ. Một hình ảnh quen thuộc về làng quê, xóm cũ cổ xưa muôn thưở. Bài viết “Để Đình làng không còn là cổ tích” sẽ đem đến cho chúng ta cảm nhận về nét đẹp văn hóa Đình Làng vào những ngày Xuân.


Đình làng, cái tên gọi thân thuộc nhưng mang đầy ý nghĩa của các thế hệ người Việt Nam. Từ lâu, Đình làng trở thành trung tâm tế tự tập thể, nơi hội tụ toả chiếu sức mạnh linh thiêng, huyền bí, cứ ngấm vào tâm hồn con người qua các thế hệ. Một hình ảnh quen thuộc về làng quê, xóm cũ cổ xưa muôn thưở. Bài viết "Để Đình làng không còn là cổ tích" sẽ đem đến cho chúng ta cảm nhận về nét đẹp văn hóa Đình Làng vào những ngày Xuân.

nbsp;

Cứ mỗi độ Xuân về, khi những cánh mai vàng bắt đầu chúm chím những nụ căng tròn, chờ đợt gió ấm áp về khoe sắc vàng rực rỡ thì cũng là thời khắc con người hướng về giá trị nguồn cội. Và nét văn hóa Đình làng lại trỗi dậy hòa chung vào không gian trời xuân.

nbsp;

Cẩm Lệ, một vùng đất mới căn đầy sức trẻ đang chào đón những đổi thay mới mẻ, hiện đại hơn trong mắt bạn bè. Những giá trị của hiện tại đã làm cho Cẩm Lệ ngày một khang trang, rạng rỡ. Dù đổi thay với quy luật là vậy, song người dân vùng đất trẻ ven đô này vẫn giữ cho mình sự ôn hòa, trân trọng những giá trị truyền thống. Một trong những giá trị lưu cửu muôn đời đó là văn hóa Đình làng, một mảnh hồn quê giữa lòng đô thị.

nbsp;

Đi về phía Nam, qua khỏi cầu Cẩm Lệ là chúng ta đã về với vùng đất Hòa Xuân, một địa phương còn lưu giữ nhiều nét văn hóa Đình làng. Nơi đây đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tuy nhiên người dân địa phương vẫn đang gìn giữ nét đẹp văn hóa Đình làng. Bởi với họ, những nét giá trị về văn hóa, vật chất và tinh thần của Đình làng góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp, đầy ý nghĩa. Những cảnh quan và nét văn hóa làng đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Hòa Xuân nói riêng, Cẩm Lệ nói chung như dòng máu chảy trong cơ thể. Dù đi đâu, người dân nơi đây vẫn nhớ về quê hương, nhớ những ngày lễ, tết, nhớ tên làng, tên đất, hình ảnh con đò qua sông, tình yêu thương đất mẹ.... v.v….Tất cả đều hội tụ và làm nên văn hóa của làng quê thật gần gũi, đậm đà bản sắc quê hương.

nbsp;

Tại phường Hòa Xuân hiện có các đình làng là Đình Lỗ Giáng, Liêm lạc, Cổ Mân, Cẩm Chánh, Trung Lương, Tùng Lâm. Mỗi Đình Làng là một địa chỉ đỏ của mỗi người dân Hòa Xuân, đặc biệt là trong những dịp hội làng, hay mỗi khi có việc làng.nbsp;

nbsp;

nbsp;

Các cụ cao niên kể lại, ngày các cụ còn nhỏ lắm, khi con cháu đã có mặt đông đủ, sau lễ nghi của các cụ và trưởng họ, con cháu sẽ được hưởng lộc bằng những mâm xôi, thứ mâm cỗ ngày xưa ông cha ta vẫn làm. Đó là xôi được bày trên mâm lá chuối. Thịt cũng được dọn trên hai chàm lá chuối. Ở giữa là một bát nước mắm. Được thưởng thức cái hương vị đó sao mà tuyệt vời. Ba mẹ đội mâm xôi đi trước, mấy đứa con nít lẽo đẽo theo sau. Hễ được ngồi vào mâm là cứ ăn lấy ăn để chẳng cần phải bát đũa.Thịt mỡ bóng nhậy mà cứ vậy nhai ngấu nghiến rồi chúng trôi tuồn tuột vào cái cổ họng chứa đầy nước bọt…Thế vẫn thích thú lắm cái ngày bé thơ. Ngày nay, mâm cổ làng cho trẻ con không còn bày lên mâm lá chuối. Trẻ háo hức ngồi vào bàn riêng giành cho mình nhưng cái cảm giác vui thích thì vẫn ngự trị trên từng đôi mắt, gương mặt và tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ.

nbsp;

Ngược về phía Tây Bắc của Cẩm Lệ, ta có Đình Làng Hòa An, một Đình làng quy mô lưu giữ những nét văn hóa tâm linh và tri thức của người dân nơi đây. Lễ hội đình làng Hòa An được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hằng năm. Lễ hội này được khôi phục từ năm 2005 nhằm bảo tồn tinh hoa văn hóa, giữ gìn thuần phong mỹ tục, đặc biệt tôn vinh các tân tiến sĩ, thạc sĩ trong tộc họ nhằm khuyến khích truyền thống hiếu học của địa phương.

nbsp;

Tại các Đình Làng, trước Tết, người dân làm lễ dựng cây nêu. Cây tre thẳng và cao vút treo cờ phướn và cái giỏ tre đựng trầu cau, giấy vàng bạc, câu đối dựng trước sân đình. Ở xa cả cây số vẫn thấy cây nêu làng sừng sững... Từ lễ dựng nêu cho đến ngày hạ nêu vào ngày mùng 7 tháng giêng. Lễ thượng nêunbsp; có bàn cúng trang nghiêm để cầu mưa thuận gió hòa, tổ tiên độ trì cho con cháu…Bên cạnh đó việc phục dựng cây nêu giữa bầu trời là để cầu may mắn, bỏ qua những điều muộn phiền, những hơn thua tranh giành trong cuộc sống và hòa lòng cùng thiên nhiên đất trời. Với ý nghĩa đó, bà con luôn chọn cây nêu là một thân cây tre thẳng, còn nguyên ngọn, gốc rễnbsp;được dựng ở khoảng đất trống.

nbsp;

Nếu Đình làng Hòa An, các Đình Làng ở Hòa Xuân là nét đẹp văn hóa cổ kính thì Di tích lịch sử-văn hóa đình làng Phong Lệ Bắc là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử. Nằm trong quần thể di tích của phường Hòa Thọ Tây, Bia di tích lịch sử Đảng bộ xã Hòa Thọ; Lăng mộ Ông Ích Khiêm được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia; Lăng mộ Ông Ích Đường, di tích lịch sử cấp thành phố. Hiện nay các di tích này đang được trung tu, tôn tạo và trong tương lai không xa sẽ góp phần tạo nên điểm nhấn quan trọng để thu hút khách du lịch về nguồn. Ngoài sự ban tặng của tạo hóa, con người Cẩm Lệ đã đổ bao công sức, mồ hôi và có cả xương máu để giữ gìn và tôn tạo cho quê hương ngày càng đẹp hơn.

nbsp;

Thời gian qua đi với sự khắc nghiệt của thời gian, sự tàn khốc của chiến tranh đã làm cho nhiều ngôi đình không còn giữ được vẻ bề thế thuở ban đầu, nhiều đình làng không còn tồn tại, nhưng sự hiện diện của những ngôi đình còn lại vẫn đủ để khẳng định, Đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn người dân Cẩm Lệ và ở đó tình cảm cộng đồng trở nên bền chặt.

nbsp;

Cẩm Lệ đang từng ngày, từng giờ đổi mới, đang khởi hương sắc thắm. Với nét hồn hậu vốn có của người dân nơi đây, tin rằng bản sắc của quê hương sẽ mãi được gìn giữ, tôn tạo. Những người con của Cẩm Lệ sẽ mãi phấn đấu, xây dựngnbsp; quê hương ngày càng giàu đẹp, phát huy những truyền thống của cha ông đã để lại để dù ở chân trời góc bể nào thì không ai có thể quên được quê mình khi mà hồn quê đã thổi vào máu thịt. Những giá trị văn hóa đó sẽ mãi được lưu truyền, giữ gìn và phát huy./.

Hồng Hạnh


Quản lý video Quản lý video

// ]]>
Chung nhan Tin Nhiem Mang