Xuân năm nay về trong tiết trời se lạnh. Đôi bờ dòng sông vẫn rộn ràng phát triển từng ngày theo nhịp chảy của dòng đời. Bên này sông phường Khuê Trung, Hòa Thọ Đông là những khu đô thị đã được định hình hay vùng rau La Hường đã được hiện đại hóa theo tiêu chuẩn Viet Gap, còn bên kia sông, địa phận phường Hòa Xuân, là những màu áo mới được tô điểm từng ngày, từng giờ. Khu đô thị sinh thái bán đảo Hòa Xuân đang bừng sức sống với những ngôi nhà biệt thự khang trang, khu đô thị nam cầu Nguyễn Tri Phương thì như cô gái đang độ xuân thì với những con đường mới ngang dọc, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, kheo sắc dưới ánh nắng ban mai, đẹp lộng lẫy. Một đô thị mới đang dần được hình thành.
nbsp;
Khu đô thị bán đảo Hòa Xuân, nhìn từ bên này sông Cẩm Lệ
Còn dòng sông Cẩm Lệ thì vẫn vậy, vẫn giữ cho mình nét riêng, mộc mạc, chân chất và hiền hòa.
nbsp;
Ngược dòng thời gian, chúng tôi tìm về cội nguồn của dòng sông. Những bậc cao niên của Cẩm Lệ đến nay vẫn còn nhớ về lịch sử con sông. Tên sông, gắn liền với tên đất, tên làng, phải đặc biệt lắm, ý nghĩa lắm mới trường tồn với thời gian như thế, dù thời thế có nhiều đổi thay.
nbsp;
Nhắc đến sông Cẩm Lệ, người ta hình dung một con sông từ ngã ba sông Hàn-sông Vĩnh Điện ở phường Hòa Cường Nam thuộc quận Hải Châu ngược lên thượng nguồn đến chỗ Cầu Đỏ trên đường quốc lộ 1A. Sông có dòng chảy theo hướng Tây - Đông Bắc, qua địa bàn quận Cẩm Lệ và một phần thuộc phường Hòa Cường Nam ở quận Hải Châu, rộng trung bình khoảng 250m với chiều dài 5,6km.nbsp;
nbsp;
Các bậc cao niên kể lại rằng, tương truyền, ngày xưa có một người con gái tên Cẩm vì chuyện duyên tình trái ngang đã trầm mình xuống sông tự vẫn; khi được vớt lên, nhiều người đã nhỏ đôi dòng lệ khóc thương cô gái, nên dòng sông từ đó mang tên Cẩm Lệ.nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;
nbsp;
Một cách lý giải khác thì cho rằng vào thời Hồ - Lê thế kỷ 15-16, dòng sông này vốn chỉ là một con lạch nhỏ, sau nhờ dòng chảy thay đổi mới mở ra thành sông lớn, có nhiều phù sa bồi đắp nên bờ sông trở nên màu mỡ. Trên nền đất bồi, giống mướp đắng, tức khổ qua có da màu đen không biết từ đâu sinh sôi, nẩy nở rất nhanh, người dân ăn không hết mới đem bán cho dân cư quanh vùng, riết thành quen nên gọi luôn là sông Cẩm Lệ, dân địa phương cho rằng Cẩm Lệ có nghĩa là "trái khổ qua da đen".nbsp;
nbsp;
Sông Cẩm Lệ có nhiều loài động thực vật nước, là một trong những nguồn lợi để mưu sinh của dân chúng ở đôi bờ. Đặc biệt, lượng phù sa lớn được bồi đắp hằng năm rất thuận tiện cho việc trồng hoa màu.
nbsp;
Một khúc sông Cẩm Lệ
Với sự phát triển nhanh chóng của đô thị thành phố Đà Nẵng, quận Cẩm Lệ ngày càng thay da đổi thịt, những khu phố mới không ngừng mọc lên, ngành nghề phát triển đa dạng. Và dòng sông chảy qua quận Cẩm Lệ như là sự ưu ái ban phát của thiên nhiên. Dòng sông chính là nhân chứng vĩnh hằng cho những thay đổi dọc 2 bên bờ. Một nhân chứng luôn chung thủy, dịu dàng. Từ những ngày tấp nập những chuyến đò qua lại, đến nay, trên sông đã có những cây cầu mới bắc qua. Cuộc sống đổi thay, nhịp sống đang vươn lên từng ngày từng giờ.
nbsp;
Và mùa xuân năm nay về trên dòng Cẩm Lệ cũng êm ả hiền hòa như dòng chảy của sông. Dòng nước xanh mát nhẹ nhàng uốn quanh các cồn đất, luồn qua những vườn chuối xanh mơn, đôi bờ là những ngôi nhà mái đỏ, tường vôi trắng đang hối hả mọc lên. Tất cả như một bức tranh đầy màu sắc tô điểm cho mùa xuân đất trời./.
Trung Trực
nbsp;
nbsp;