Dòng sông Cẩm Lệ quê tôi
Người đăng tin: Test Test Ngày đăng tin: 17/04/2014 Lượt xem: 402

Sông Cẩm Lệ là cái tên quen thuộc in đậm trong ký ức và biết bao kỉ niệm của tuổi thơ tôi, đã một thời người ta gọi: “ Sông Cẩm Lệ, Sông Cầu Đỏ, Sông Túy Loan…” nghe gần gủi và thân thương, thực ra đó là tên một đoạn sông gắn liền với một làng quê ở đôi bờ sông Yên.


Dòng sông Yên đã có tên trong bản đồ Việt Nam, nó bắt nguồn từ các nhánh sông của dãy núi Bà Nà nhập lại và đổ về sông Hàn, nó rất gần gủi đi vào trí nhớ của mỗi con người sống ở hai bên bờ sông.

Ngày ấy rất lâu dòng sông còn nhỏ hẹp, nước sông trong xanh êm đềm chảy qua các làng quê yên bình, hai bên bờ sông là những bãi biền làng mạc, phủ ra mặt nước những lũy tre xanh rờn, thỉnh thoảng có đàn cò trắng bay lượn đột nhiên nhào xuống đậu trắng xóa trên ngọn tre đã xiêng lại càng nghẹo hẳn sát xuống nước, có đoạn sông cây dừng mọc sát mép bờ, gặp mùa hoa nở, hoa rụng cả trên mặt nước tạo thành một mãng đỏ thắm như nhung. Khoảng cách giữa những làng mạc là bãi biền đất phì nhiêu, cây mọc tươi tốt. Nước sông Yên hiền lành trong veo và mát lạnh, cứ sau một ngày lao động lại đến nơi bến nước thân quen tắm rửa, trước khi ngâm mình xuống dòng sông lại ngụm vài búng nước vào miệng cho khỏi trúng nước rồi tự do bơi lội vùng vẩy thỏa thích, dưới chân cát trắng mịn, thỉnh thoảng có những chú cá ngộ nghỉnh cắn rỉa vào chân nghe nhưng nhứt. Nước sông Yên cũng là nguồn nước uống cho dân ở ven sông, họ quảy đôi gàu nan ra bến khỏa lên mặt nước vài cái gọi là gạt đi mặt trên rồi vục sâu xuống gánh về, cứ sử dụng nước uống như thế qua đời này đến đời khác. Nước còn cung cấp cho sản xuất nông nghiệp một thời gian khá dài, cứ một đoạn bờ sông lại có một cái máy nổ lạch cạch nhả khói đen xì bơm nước suốt ngày đêm khi vào mùa vụ, đây cũng là nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng. Sau ngày giải phóng, sản xuất nông nghiệp phát triễn mạnh, Nhà nước đầu tư xây dựng các trạm bơm nước cho nhiều xã có sản xuất lúa và màu. Có thể nói nước là chủ thể phục vụ đời sống con người, góp phần tích cực cho sự phát triển xã hội.

nbsp;

Nhánh Sông Yên

Cát dòng sông là nguyên liệu để xây nhà, từ đầu sông đến cuối sông đâu đâu cũng có, họ cứ ra bến bãi là gánh về, cát mịn để tô trắc, cát lớn hạt để xây, cát gạo dùng đúc ất lô.

nbsp;


Dòng sông cũng có nhiều sinh vật cư ngụ rất phong phú chủng loại kể sao cho hết, tôi nhớ nhất là con hến, nói tới hến ở sông chổ nào cũng có, con nước ròng mọi người ra sông đãi bắt, hến lớn hến nhỏ đủ loại, con lớn nhất vẫn bằng móng chân cái, hến bắt đem về ngâm qua một đêm rồi mới đun nấu. Món quen thuộc mẹ tôi thường làm đó là canh hến nấu với rau muống xắt nhỏ, lâu lâu lại đổi bửa, hến nấu với măng vườn hoặc với lá lót, sắn sượn lâu năm, cứ như thế ăn với cơm, một hạt cỏng năm ba lát sắn đột, sức trẻ ăn lên bửa nào cũng lủng nồi đất, khi nào bắt hến nhiều lại làm món hến xúc bánh tráng, thỉnh thoảng có tiền mẹ mua con cá móm, cá bống thệ, bống cát về kho nghệ do xóm Dạn - Ghe đánh bắt mang đi bán rong.

Dòng sông Yên chảy qua quê tôi " Cẩm Lệ" đã di vào lịch sử trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, dòng sông đã làm trở ngại cản ngăn quân thù, dòng sông đã che dấu cán bộ cách mạng hoạt động, với trăm hầm bí mật dọc hai dòng bờ sông Cẩm Nê và Cẩm Bình. Thôn Cẩm Bình, Yến Bắc cũ là chiếc nôi cách mạng của xã Hòa Thọ, nơi đây có bến đò Xóm – Ghe, mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Tỵ dùng chiếc ghe đánh cá của mình chuyên chở cán bộ qua sông hoạt động suốt hai thời kỳ kháng chiến, hiện nay chiếc ghe của mẹ được trưng bày ở bảo tàng quân khu.


Năm tháng qua đi, biết bao kỉ niệm của con người với dòng sông đã trôi vào dĩ vãng, có những làng mạc, lũy tre, bến nước hai bên bờ sông không còn nữa do chiến tranh tàn phá, dòng sông vẫn còn hiển hiện, nước sông Yên vẫn miệt mài xuôi chảy, nhưng nó bị đổi thay nhiều, dòng sông rộng hơn sâu hơn, hai bên bờ sông có chỗ lỡ lói hiện ra những cồn đất trơ trọi, con tôm, con hến, cá bống đã biến mất, ngư dân làm nghề chài lưới cũng không hành nghề nữa, nghe đâu sinh vật ấy không còn vì nước sông luôn đục màu quanh năm, con người bắt cá bằng xung điện làm cho các sinh vật từ lớn đến nhỏ có nguy cơ tiệt chủng.


Với sự phát triển nhanh chóng của đô thị thành phố Đà Nẵng, quận Cẩm Lệ ngày càng thay da đổi thịt, những khu phố mới không ngừng mọc lên, ngành nghề phát triển đa dạng, dòng sông Yên chảy qua Cẩm Lệ là sự ưu ái ban phát của thiên nhiên, chúng ta phải bảo vệ và chăm sóc, không phải tái tạo lại hình ảnh dòng sông xưa, nhưng cũng phải làm cho dòng sông hòa nhịp cùng sự phát triển của quận bởi các hoạt động trên mặt sông và hai bên bờ góp phần cho quận Cẩm Lệ phát triển toàn diện./.

nbsp;

nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp; Võ Chuyên


Quản lý video Quản lý video

// ]]>
Chung nhan Tin Nhiem Mang