Nghĩa Trủng Hòa Vang
Người đăng tin: Test Test Ngày đăng tin: 17/07/2009 Lượt xem: 652

Di tích Nghĩa Trủng Hòa Vang gồm quần thể các di tích Phế tích tháp Hóa Quê, Miếu Bà, giếng cổ Chăm, phế tích tháng Chăm và Nhà thờ Tiền hiền làng Hóa Quê, được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 04/01/1999, nơi ghi dấu ấn lịch sử những ngày đầu đấu trang chống thực dân Pháp của cả dân tộc ta (1858) có diện tích khoảng 4.000m2.


Khu Nghĩa Trủng Hòa Vang là một quần thể di tích văn hóa - lịch sử tọa lạc trên diện tích 4.000m2. Bên cạnh Nghĩa Trủng với hơn 1000 ngôi mộ là di tích phế tháp Hóa Quê. Ngôi Miếu bà được xây dựng bằng gạch mái lợp ngói âm dương tạo cho khu di tích nét cổ kính yên lặng. Nhà thờ chư phái tộc nơi thờ tiền của làng cùng với Miếu Bà là những công trình lịch sử văn hóa có giá trị là nơi cán bộ cách mạng địa phương dùng làm điểm bí mật hoạt động cách mạng. Phía trước miếu Bà có một giếng cổ Chăm hình vuông được xây bằng đá sa thạch.

 

Hiện đang có hàng ngàn ngôi mộ của các chí sĩ vùng Nam, Ngãi đã hy sinh trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Lễ tế Nghĩa sĩ Đà Nẵng cùng với Hội làng Khuê Trung được tổ chức hằng năm vào những ngày tháng 03 Âm Lịch gắn liền với chiến tích thành Điện Hải và tên tuổi các anh hùng Nguyễn Tri Phương, Lê Đình Lý.

 

Làng Khuê Trung có nguồn gốc từ làng Hóa Quê, hình thành từ buổi đầu dưới chân núi Ngũ Hành Sơn do công khai canh lập ấp các vị tiền hiền. Vế sau dân cư đông đúc, đất đai được mở rộng thêm, dần dần phát triển thành các xã Hóa Khuê Đông (nay là Ngũ Hành Sơn), Hóa Khuê Tây và Hóa Khuê Trung (phường Khuê Trung bây giờ). Mộ hai vị tiền hiền của làng nguyên ở chân núi Ngũ Hành Sơn, năm 1972 được cải táng đưa về Khuê Trung, Hằng năm, cứ đến ngày 16 tháng 3 Âm Lịch, nhân dân địa phương tổ chức lễ tế vong linh Nghĩa sĩ và Tiền hiền tại Nghĩa Trủng Hòa Vang.

 

Đối với Nghĩa Trủng Hòa Vang, di vật cổ xưa còn lại là một tấm bia và hai trụ đá bằng đá Granit. Tấm bia được đặt chính giữa tại nhà bia trang trọng, bia cao khoàng 1m, rộng 0.8m không trang trí hoa văn, khắc 4 chữ "Hòa Vang Nghĩa Trũng". Bên phải ghi ngày tháng năm lập bia. Sau tấm bia là một "đài chiến sĩ" được xây bằng xi măng cao khoảng 2.5m có khắc 3 chữ nôm "chiến sĩ đài". Ở trung tâm Nghĩa trủng có ngôi mộ lớn, được xây dựng công phu bằng xi măng với hàng chữ "Tiền triều đại tướng quí công chi mộ".

 

Nghĩa Trủng Hòa Vang là đài tôn vinh khí phách hùng anh của các anh hùng nghĩa sĩ, đồng thời là cột mốc đánh dấu sự thất bại ngay trận đầu của quân Pháp khi đánh vào Đà Nẵng của chúng ta giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong buổi đầu chống Pháp xâm lược vào cuối nửa thế kỷ 19 (1958-1860). Nghĩa Trủng Hòa Vang là nơi đón nhận các anh hùng nghĩa sỹ đã hy sinh vì nước yên nghĩ và cũng là một trong những di tích tiêu biểu của thời kỳ này còn lại ở Đà Nẵng.

 


Quản lý video Quản lý video

// ]]>
Chung nhan Tin Nhiem Mang