Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Cẩm Lệ đến năm 2020
Người đăng tin: Test Test Ngày đăng tin: 14/10/2009 Lượt xem: 613

Ngày 23 tháng 9 năm 2009, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 7287/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Cẩm Lệ đến năm 2020. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để quận xây dựng các chương trình phát triển KT-XH, các dự án quy hoạch đầu tư cho từng giai đoạn theo định hướng đã đề ra.


  I/ Về mục tiêu phát triển:

1. Mục tiêu tổng quát: phấn đấu đến năm 2020 quận Cẩm Lệ trở thành quận phát triển khá của thành phố với GDP bình quân đầu người cao hơn mức trung bình chung của thành phố và cả nước cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp” có kết cấu hạ tấng đồng bộ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của đô thị loại I.

2. Mục tiêu cụ thể:

* Về kinh tế: tăng trưởng bình quân 13-14% (giai đoạn 2011-2015), 15-16% (2016-2020).

Cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp đến năm 2015 là: 48,1%-51,1%-0,8% đến năm 2020 là: 44,8%-54,9%-0,3%.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dich vụ tăng bình quân 25-26% (2010-2020).

Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2015 đạt 1.900-2.000USD đến năm 2020 đạt 3.000-3.500USD.

* Về xã hội: hàng năm giải quyết việc làm cho 1.500-2.000 người duy trì tỉ suất sinh dưới 1%/năm giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi dưới 5% vào năm 2020 đến năm 2020 phấn đấu 80% phường THPT, 70% trường THCS và 20% trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo khoảng 90% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT.  

* Về môi trường: xây dựng quận trở thành “Quận môi trường” vào năm 2020 đến năm 2015 có 100% dân số nội thành và 90% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước sạch sinh hoạt tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn 100% (năm 2015) và trên 95% chất thải rắn được tái chế (năm 2020), có 100% nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý (năm 2020) diện tích không gian cây xanh đô thị đạt 9-10m2/người (năm 2020).

II/ Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực:

- Ngành Công nghiệp-Xây dựng: cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp-xây dựng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 13% (giai đoạn 2011-2015) và 14% (2015-2020). Tập trung phát triển một số lĩnh vực công nghiệp có thế mạnh như: chế biến nông, lâm thuỷ sản công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, da giày, may mặc. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác. Cùng với thành phố xây dựng khu công Hoà Cầm để sớm đưa vào khai thác.

- Ngành dịch vụ: phấn đấu đến năm 2015 nền kinh tế chuyển sang cơ cấu “Dịch vụ-Công nghiệp-Nông nghiệp” giai đoạn 2011-2015 tăng 14%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 15%/năm. Đến năm 2015 ngành dịch vụ sẽ chi phối toàn bộ nền kinh tế quận.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu tư xây dựng siêu thị mini, cửa hàng phân phối, tự chọn, đại lý cấp 1,3, cửa hàng bán lẻ ở các trục đường lớn Ông Ích Đường, Trường Chinh, đường ven sông Tuyên Sơn-Tuý Loan, Quốc lộ 14B…, trong các khu chợ, phố chợ Cẩm Lệ, Khu tái định cư có mật độ dân số đông

Hình thành các loại hình du lịch văn hoá truyền thống như khai thác du lịch đối với các di tích: Nghĩa trủng Khuê Trung, Đài tưởng niệm Liệt sỹ Hoà Vang, các đình làng, khu Đô thị sinh thái Hoà Xuân, Khu Đảo nỗi Khuê Trung…

- Lĩnh vực Nông nghiệp: xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng đô thị, tăng cường ứng dụng Khoa học-Công nghệ vào sản xuất, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng để chuyển sang sản xuất các mặt hàng nông sản có giá trị cao phục vụ đô thị như: rau sạch, hoa, cây cảnh…

- Phát triển nguồn nhân lực và lĩnh vực văn hoá-xã hội:

+ Giáo dục và Đào tạo: tiếp tục mở rộng quy mô, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, phát triển mạnh loại hình tư thục ở bậc học mầm non, trung học phổ thông và dạy nghề.

Đến năm 2020 đảm bảo tối thiểu: 20% cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ, trên 70% ra mẫu giáo, 100% học tiểu học, 100% học sinh bình thường hoàn thành chương trình tiểu học được vào bậc THCS, 95% tốt nghiệp THCS vào học THPT và học nghề.

+ Y tế: trẻ nặng dưới 2,5kg giảm 3% (năm 2010), dưới 1% (2020) trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dưới 10% (2015), dưới 5% năm (2020) chiều cao trung bình của thanh niên trên 1,65m trở lên, tuổi thọ trung bình 75 tuổi, có 6-7 bác sĩ và 1 dược sĩ/10.000 dân, 100% Trạm Y tế phường đạt chuẩn quốc gia về y tế tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1% (2010) và 0,8% (năm 2020).

+ &ampnbspVăn hoá - Thể thao: đẩy mạnh thực hiện chương trình “Có nếp sống văn hoá văn minh đô thị” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Xây dựng thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, thực hiện xã hội hoá các hoạt động trên các lĩnh vực này.

+ Các vấn đề xã hội khác: giải quyết việc làm, chăm lo người có công với nước, xã hội hoá công tác đền ơn đáp nghĩa. Tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển cơ sở hạ tầng:

+ &ampnbspPhát triển giao thông vận tải:

. Đường bộ: nâng cấp Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B đạt tiêu chuẩn cấp 1, hoàn thiện tuyến đường ven sông Tuyên Sơn–Tuý Loan, xây dựng cầu vượt tại Dốc Võng (Hoà Thọ Tây), nâng cấp các tuyến giao thông ở các phường Hoà Phát, Hoà An như: Tôn Đản, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Công Hoan… Xây dựng một số cầu: Hoà Xuân, Nguyễn Hữu Thọ, xây dựng đường vành đai, kè bờ sông Cẩm Lệ, sông Cổ Cò. Quy hoạch từng bước đầu tư mạng lưới giao thông đô thị hiện đại (trên cao và dưới mặt đất). thực hiện khớp nối cơ sở hạ tầng giao thông giữa phần quy hoạch chỉnh trang với quy hoạch chung của thành phố.

. Đường hàng không: trong hành lang của phễu bay, công trình công cộng, công sở và tư nhân không được xây dựng quá 2 tầng, các công trình khác phải theo sự cho phép của cơ quan chức năng.

. Đường sắt: kiến nghị Trung ương sơm quy hoạch di dời đường sắt ra sát chân núi Phước Tường.

+ Bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp thoát nước:

Phấn đấu đến năm 2010 đạt 70-75% máy điện thoại/100dân, trong đó thuê bao cố định là 35-40máy/100dân. Sau năm 2010 bổ sung thêm 1 trạm biến áp 22KVA để phục vụ cho KCN Hoà Cầm và cơ sở khác.

III/ Các giải pháp chủ yếu:

- Vốn đầu tư cần khoảng 5.600tỷ (2011-2015) và 11.900tỷ (2016-2020), xã hội hoá các nguồn vốn huy động, đặc biệt thu hút nguồn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), vay ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Nguồn nhân lực: tăng cường đầu tư cho lĩnh vực GĐ-ĐT, Y tế, văn hoá để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề và sức khoẻ cho người lao động. Có chính sách đãi ngộ để thu hút lực lượng cán bộ KHKT và lao động tay nghề cao cho các ngành.

- Ngoài ra cần có giải pháp về khoa học, công nghệ, môi trường cơ chế chính sách công tác phối hợp với các đơn vị địa phương trong thành phố. Quyết định cũng nêu rõ cách thức tổ chức thực hiện quy hoạch và trách nhiệm tổ chức thực hiện của các đơn vị có liên quan.

Sau hơn 4 năm kể từ ngày thành lập quận, việc được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 là cơ sở pháp lý rất quan trọng, tạo điều kiện cho công tác quản lý và điều hành của quận theo định hướng đã đề ra, phấn đấu xây dựng quận Cẩm Lệ giàu về kinh tế, phát triển về văn hoá và đảm bảo về an ninh trật tự trong thời gian đến./.

 

                                                                                                                                                                                                                                              N.V

 


Quản lý video Quản lý video

// ]]>
Chung nhan Tin Nhiem Mang